OKR VỚI MỤC TIÊU THAM VỌNG KHỞI NGHIỆP
Trước khi chúng ta bàn về cách mà OKR sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn có thể đạt được mục tiêu tham vọng, tôi sẽ có vài ý giải thích về vấn đề tại sao việc đặt mục tiêu lại quan trọng đến tiến trình khởi nghiệp, bên cạnh đó làm rõ nguyên nhân các doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu hoặc loại hình SME lại hay gặp thất bại trong quá trình phát triển.
Một trong những câu Goalify thích nhất là “Hành trình vạn dặm nào cũng bắt đầu từ mỗi bước chân” – Lão Tử. Đó là một lời nhận định đúng và truyền cảm hứng, khuyến khích cho Goalify có động lực thực hiện những gì chúng tôi yêu thích. Tuy nhiên, để có thể chuẩn bị tốt nhất cho “các hành trình vạn dặm vĩ đại”, chúng ta cần phải tìm ra được phương thức, con đường định hướng đúng đắn cho mọi hoạt động. Nếu như bạn không có một mục tiêu đặt ra từ trước hoặc điều hướng nào có thể hỗ trợ mình, doanh nghiệp sẽ có thể bị luẩn quẩn, không thoát ra được với định hướng sai lầm của mình.
Khi điều đó xảy ra với tổ chức của mình, đây chính là thời điểm OKR hỗ trợ đội ngũ mình với những điều tốt nhất trong tiến trình công việc.
1. Tập trung
Cung cấp mục tiêu rõ ràng, khung thời gian cụ thể để thực hiện được mục tiêu đó, những mục tiêu chi tiết để phục vụ được mục tiêu chính thống của cả đội ngũ, tất cả những yếu tố này cần được minh bạch để tất cả nhân viên có thể thiêu và có khả năng đạt được.
2. Phối hợp
Làm cho mục tiêu trở nên rõ ràng để tất cả mọi nhân viên đều có thể đóng góp công sức, nỗ lực của họ đáp ứng được tiến trình công việc.
3. Đo lường
Đặt ra rõ ràng chi tiết, dễ hiểu kết quả cốt lõi để chỉ ra được đường lối, cách thức đúng đắn để có thể đạt được những mục tiêu đề ra, phương thức bạn đo lường các kết quả mà doanh nghiệp mình đã gặt hái trong tiến trình làm việc. Bạn sẽ hiểu như thế nào nếu bạn đang vận hành công đoạn đo lường này?
4. Kỷ luật
Mục tiêu và kết quả cốt lõi được cập nhật, theo dõi và tương tác thường xuyên để có thể kiến tạo những công việc phải làm hàng ngày cho cả đội ngũ của bạn và trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp. Theo dõi thường xuyên OKR là một trong việc chủ chốt, được ví như là chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa đến với mục tiêu khao khát đạt được.
Tại sao hầu hết các công ty có thể đạt đến giới hạn của thành công, nhưng không thể vượt được hơn thành quả đó?
Đó là một câu hỏi nảy lên trong đầu tôi mỗi khi tôi có cơ hội được nói chuyện với các bạn chủ doanh nghiệp hoặc khách hàng trong suốt thời gian tôi vận hành công ty của mình – NÂU Creative, một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ kỹ thuật số. Cùng tìm hiểu thêm xem Nâu làm gì nhé.
Phần lớn các câu trả lời tôi nhận được, khi tôi hỏi “Bạn sẽ đi đâu trong vòng 5 năm tới?” là “bán hàng nhiều hơn”, hoặc “nâng cấp và mở rộng sản phẩm đến nhiều các phân khúc khác ngay khi có thể”. Thoáng nghe qua, chúng ta cảm thấy dường như không có vấn đề gì, thực ra nó không phải là mục tiêu, và rất mơ hồ. Chính vì vậy nó không thể mang đến cho bạn được mục tiêu mà bạn mong muốn, hoặc giúp bạn đo lường được thành công của mình khi bạn đạt được thành công đó. Với một số người có một nhận định ổn hơn, họ sẽ dừng lại trước khi họ đạt được đến mục tiêu, hoặc họ sẽ nhờ đến những người giỏi hơn, xuất sắc hơn để bán hàng, họ sẽ kiệt sức vì họ sẽ không biết được mình phải dừng lại ở đâu. Cả hai trường hợp trên đều dẫn bạn đến sự thiệt hại trầm trọng và cần thận trọng hơn để không bị thất bại.
Chúng ta cần nhìn nhận OKR như là một khái niệm cốt lõi cho nền tảng hoạt động. Bạn có thể ứng dụng ba hệ thống được “đo ni đóng giày” sau đây để vận hành quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
5. Hệ thống nhận diện thị trường tiềm năng
Hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc đang có dự án mới, họ không hề sở hữu dữ liệu nào có liên quan để tiến hành dự đoán, đặt được kế hoạch cụ thể. Để khám phá được thị trường tiềm năng, bạn cần thực hành, cọ xát nhiều hơn để hiểu về quy mô của thị trường tiềm năng này, lập ma trận SWOT để tìm hiểu những yếu tố được giới hạn, các yếu tố này sẽ giúp bạn có được một bức tranh toàn cảnh về thị trường mà mình muốn tập trung. Với thế mạnh của doanh nghiệp hiện tại, bạn và đội ngũ của mình sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm hiểu rõ về thị trường đã nhắm đến? Hãy thực tế, đừng ép bản thân và doanh nghiệp mình phải đạt được một con số quá lớn, như 300% tháng này qua tháng khác. Điều đó sẽ làm cho bạn gặp nhiều ức chế, và có thể dẫn đến sự kiệt sức, không tạo được động lực thúc đẩy bạn sử dụng những hệ thống mà mình hiểu rõ, để đạt được mục tiêu cao hơn về Marketing – quảng cáo, chiết khấu vượt mức, thực hiện các hoạt động PR quá nhiều,… Nên tiến hành thực hiện nó với tỉ lệ 15% -20% mức độ tấn công vừa đủ, bên cạnh đó có thể giúp bạn đạt được thành quả tốt nhất.
6. Hệ thống dữ liệu thị trường ở những giai đoạn trước
Công việc của bạn hiện tại đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, hãy thử nhìn lại công việc bán hàng của năm vừa qua và những gì bạn cần làm là bổ sung tỉ lệ của sự phát triển tiềm năng với tỉ số phát triển thị trường.
7. Hệ thống đo lường toàn thời gian
Thực hiện sự tính toán để dự trù chi phí của hoạt động toàn thời gian của bạn là bao nhiêu. Và đặt nó với một con số của doanh thu bán hàng, việc bạn cần là tìm ra được điểm bị lủng đoạn. Tại điểm này, bạn bổ sung mục tiêu về lợi ích nhằm mục đích có thể đo lường được mục tiêu lớn mà doanh nghiệp muốn đạt được.
Nên nhớ rằng, theo dõi các OKR của cả đội ngũ thường xuyên, và đặc biệt, luôn điều chỉnh kết quả cốt lõi với tất cả các phòng ban.
Định hướng tốt và có được sự kỷ luật để phối hợp kế hoạch với việc thực thi trùng khớp cho đến khi bạn đạt được mục tiêu của doanh nghiệp mình.
“Hầu hết người bị thất bại trong cuộc sống không phải vì họ đặt ra mục tiêu quá cao và bị bỏ lỡ khi không đạt được chúng, mà là vì họ đặt ra mục tiêu quá thấp và tập trung vào nó.” - Les Brown