OKR VÀ VIỆC TÁI TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP - BÀI HỌC TỪ MICROSOFT (PHẦN 2)

Hồ Nguyên Phương

Ở bài này, Goalify sẽ cùng các bạn bàn luận với nhau về vấn đề “Liên kết các nguồn lực cùng nhau để phát triển” từ công ty Microsoft. Goalify sẽ tiến hành phân tích 3 giai đoạn chính: Lý do tại sao họ lại phải tái tổ chức, họ tái tổ chức thế nào, và họ nhận được gì khi tái tổ chức.

1. Lý do tại sao Microsoft lại chọn việc tái tổ chức lại doanh nghiệp

Bài học này từ công ty Microsoft. Sau khi trở thành hiện tượng trong lĩnh vực công nghệ máy tính và đứng trên thành công trong một khoảng thời gian dài, với hệ thống hoạt động của máy tính trên hệ điều hành Window và các sản phẩm tương thích của ứng dụng Office. Microsoft đã cố gắng để tiếp tục gặt hái tiếp sự thành công tiếp theo bằng việc tái tổ chức, nhưng sự nhìn nhận của các bộ phận lớn khác cùng trong Microsoft là các đối thủ cạnh tranh đáng gờm, họ dành thời gian ra để triệt tiêu nhau hơn là phối hợp để cùng nhau phát triển.

MICROSOFT OKR CHANGE

Và vấn đề xuất hiện khi sự đổi mới của Microsoft bị cản trở trong một môi trường cạnh tranh bất chấp, khiến cho công ty ngày càng bị phụ thuộc vào vòng luẩn quẩn phải làm mới mình, chỉ xoay quanh hai sản phẩm cốt cáng là Windows và Office. Trong khi đó, Google đang ngày càng lớn mạnh và Apple sở hữu nhiều hơn thị phần về điện thoại di động. Microsoft đã cố gắng sức theo kịp nhưng hiệu quả không mang lại như mong đợi là cái giá phải trả cho việc. Đó là hoạt động rời rạc, không đồng đều và thống nhất trong một khối của các mảng bộ phận, Microsoft ngày càng bị mất thị phần do không có được mục tiêu mới làm hứng thú khách hàng của mình.

2. Họ thực hiện tái tổ chức như thế nào?

Satya Nadella sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành, đã tiến hành công cuộc tái cấu trúc tổ chức lại Microsoft, loại bỏ thành công các cuộc cạnh tranh nội bộ phá hoại. Các sản phẩm và nền tảng sẽ không còn bị rời rạc bởi các nhóm riêng biệt nhau, tất cả các nhân viên của Microsoft bắt đầu tập trung vào một số mục tiêu chung, bao gồm:

  • Kiến tạo lại năng suất lao động và quy trình làm việc
  • Xây dựng nền tảng công nghệ mới từ dữ liệu đám mây thông minh
  • Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính cho từng nhân viên.

Vào tháng 9 năm 2016, Nadella đã bắt tay vào việc kết hợp Nhóm nghiên cứu của Microsoft với các nhóm Bing, Cortana và Nhóm Nền tảng Thông tin để thành lập nhóm nghiên cứu và phát triển mới. Với khoảng 5.000 kỹ sư và nhà khoa học máy tính, mục tiêu của nó là đổi mới trí thông minh nhân tạo trên dòng sản phẩm của Microsoft.

3. Họ nhận được gì khi tái tổ chức xong

Trước khi tái cơ cấu, nhân viên đã thiếu ý thức tích cực về mục tiêu và kết quả cốt lõi chung của cả đội ngũ , kết quả là tinh thần thấp kém và sự tham gia của nhân viên yếu ớt. Mặc dù tương lai của Microsoft có vẻ sáng sủa hơn, đó là kết quả của cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra, nhằm giúp nhân viên có được sự thống nhất về tinh thần, mục tiêu minh bạch từ tổng công ty Microsoft. Có lẽ thành công lớn nhất của nó đã được nhận ra: cung cấp cho nhân viên của công ty một cảm giác mới rằng công việc của họ có ý nghĩa thực sự.

Đó là bài học từ Microsoft khi họ đã quyết định tái tổ chức, vấn đề này hoàn toàn có mối liên hệ với OKR trong quá trình vận hành hoạt động, để nâng cao hiệu quả đạt được mục tiêu và kết quả cốt lõi của cả đội ngũ đặt ra. Ở bài sau, Goalify sẽ tiếp tục phân tích các vấn đề về việc tái tổ chức của một ông trùm lớn về lĩnh vực tìm kiếm trên phương tiện số, mời các bạn đón xem.