OKR VÀ VIỆC TÁI TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP - BÀI HỌC TỪ GOOGLE (PHẦN 3)

Hồ Nguyên Phương

Ở bài trước, Goalify có đề cập đến bài học của Microsoft, ở nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề “Chia để trị” – phân cấp chuyên môn hóa theo sự hữu hình đa dạng, tất cả phải tuân theo sự quản lý chung của Google.

1. Tái tổ chức tại sao lại cần cho Google đến như vậy?

Ngay từ những năm 2000, Google đã được xem là một thành công phi thường, chiếm ưu thế thị phần tìm kiếm qua mạng, và sở hữu những sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày như Google Map, Gmail. Các đội ngũ làm việc dưới mái nhà chung của Google đã tập trung nghiên cứu mọi thứ, những gì mà nhà sáng lập Larry Page gọi là các dự án “Không tưởng”, từ tuổi thọ của con người, các loại phương tiện tự động đến các thiết bị gia đình thông minh, trí thông minh nhân tạo…., danh sách công việc tiến triển vượt bậc này sẽ được tiếp tục cập nhật thêm nữa, một số đã thành công, một số đã thất bại, và chúng ta không thể biết rõ chi tiết như thế nào.

Chung quy lại, Google vẫn được xem là một công ty đã phát triển vô cùng kỳ diệu. Chính vì nó được kết nối nhưng không phải là một công ty một khối thống nhất, được quản lý chặt chẽ như Larry Page từng kỳ vọng. Vì lẽ đó, Page quyết định đã đến lúc phải phân chia toàn bộ ra những mảng nhỏ, nhưng vẫn gắn bó chặt chẽ, đảm bảo được tiến trình công việc từng bộ phận phục vụ cho một mục đích, kết quả cốt lõi chung của Google.

2. Larry Page đã tái tổ chức lại Google như thế nào?

Page đã chia Google vào các bộ phận cấu thành, mỗi bộ phận làm thành một công ty riêng, với tất cả chúng đều thuộc sở hữu của một công ty mới gọi là Alphabet. Page sẽ giữ trọng trách là CEO của Alphabet, với đồng sáng lập Google là Sergei Brin và Eric Schmidt làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Google. Mỗi công ty của Alphabet đều có những mục tiêu riêng và một CEO chỉ tập trung vào những mục đích đó. Page tin rằng chính điều này sẽ giúp Google có thể mở rộng các quy mô quản lý ra các lĩnh vực, giống như sự phân công lao động, tất cả cùng phục tùng cho một mục tiêu lớn của cả đội ngũ.

null

Nguồn: Business Insider.

3. Google đã thành công như thế nào khi được tái tổ chức?

Trước khi Page đi đến quyết định này, ông đã trưng cầu ý kiến của tất cả các nhân viên, giải thích rằng việc tổ chức lại sẽ giải phóng cho nhân viên tập trung nhiều hơn và hạnh phúc vào sứ mệnh của mình mà không phải lo lắng về Google nói chung. Mỗi công ty chịu trách nhiệm về chi tiêu và thu nhập của họ, điều này sẽ giúp họ nhận ra được ý thức mới về nguyên nhân và hậu quả có thể làm cho công cuộc đổi mới có ý nghĩa hơn. Và đến bây giờ, Google đã phát triển vượt bậc từ khi mới thành lập, trở thành một công ty có tầm ảnh hưởng đến thế giới với mục tiêu và kết quả cốt lõi luôn được áp dụng theo quy trình ra kế hoạch, hoạt động và quản lý của người lãnh đạo và từng bộ phận đến từng cá nhân người nhân viên.

Chúng ta có thể thấy được rõ ràng mối liện hệ chặt chẽ giữa việc tái tổ chức đến OKR trong quá trình ra quyết định của Larry Page . Ông ta trưng cầu ý kiến của nhân viên, lắng nghe, trao đổi để đi đến sự thực thi cuối cùng là chia nhỏ chức năng của Google để phát triển rộng hơn các lĩnh vực khác, mở rộng thị trường, và cuối cùng Google đã có được vị thế như hiện tại.