BÀI HỌC TỪ SỰ THÀNH CÔNG TRONG CẢI TIẾN CUNG CÁCH QUẢN LÝ - PHẦN 2
Goalify tiếp tục phân tích và chia sẻ những trường hợp thay đổi điển hình trong quá trình vận hành công việc của các công ty có quy mô lớn trên toàn cầu. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của việc điều chỉnh, cách tân nhằm đưa đội ngũ doanh nghiệp của họ đạt được OKR trong từng giai đoạn phát triển của công ty.
PHẦN CUỐI: VIỆC THAY ĐỔI CÓ Ý NGHĨA LỚN TRONG QUÁ TRÌNH ĐẠT ĐẾN OKR TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
1. Toyota
Trong hậu quả của chiến tranh Thế giới thứ II, thị trường ô tô của Nhật Bản đã gần như bị tàn phá. Mặt khác, các nhà sản xuất ô tô lớn tại Mỹ, cụ thể là Ford và General Motors đã tấn công mạnh mẽ, phong tỏa đường tiến của các nhà sản xuất ô tô của Nhật.
Hiểu được điều gì đó cần phải làm để bắt kịp các đối thủ cạnh tranh ở phương Tây, ông Taiichi Ohno, một kỹ sư của Toyota đã thuyết phục các nhà quản lý của mình thực hiện cách tiếp cận với phương thức sản xuất theo từng mốc thời gian được hoạch định từ trước. Ohno nghĩ rằng, thay vào đó khách phải đặt hàng và lưu trữ một lượng máy móc thiết bị vừa lớn, vừa nặng để lắp ráp, việc này có ý nghĩa có lợi cho cả Toyota và khách hàng vì hai lý do sau đây:
- Sẽ đúng lúc cho khách hàng, họ sẵn sàng để sử dụng, đáp ứng nhu cầu của của họ đúng thời điểm. Không phải tốn chi phí thời gian để chờ đợi.
- Bên cạnh đó, Toyota cũng không phải tốn một khoảng chi phí nào để phân bổ vào việc trữ hàng, thuê kho bãi. Thêm nữa, Toyota sẽ có nhiều tiền mặt hơn để thực hiện các hoạt động khác, tạo ra nhiều cơ hội tích cực cho việc đạt đến thành công, không còn bị vấn đề hàng tồn kho ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Toyota đã đưa ra các gợi ý của Ohno, lựa chọn cách tiếp cận sản xuất theo đúng thời gian. Mặc dù, nó không xảy ra quá liều, nhưng những đề xuất thay đổi của Ohno đã hỗ trợ thay đổi quy trình hoạt động cứng nhắc của các nhà sản xuất Nhật Bản cho tốt hơn.
2. General Electric
Khi Jack Welch đảm nhận vị trí hàng đầu tại General Electric vào năm 1981, ông đã thừa hưởng một công ty có giá trị trên thị trường là 12 tỷ đô la – chắc chắn là một con số khiêm tốn, theo các tiêu chuẩn hiện nay. Đến thời điểm ông rời GE năm 1998, giá trị của GE lúc bấy giờ là 280 tỷ đô la.
Trong khi lãnh đạo GE, Welch được giao nhiệm vụ làm cho tập đoàn tốt hơn bằng bất cứ phương tiện cần thiết nào. Ông nhận ra rằng, GE đang cần phải thực hiện một cuộc đại tu hoàn chỉnh, nên Welch quyết định thực hiện Six Sigma tại GE năm 1995. Six Sigma là một phương pháp nhằm giảm các sai sót và khuyết điểm trong toàn bộ quá trình vận hành công việc của cả đội ngũ, bao gồm quy trình giao dịch và quy trình sản xuất. Các tổ chức sử dụng Six Sigma kiểm tra các quá trình của thường xuyên để đảm bảo rằng chúng gần như hoàn hảo nhất có thể.
Năm năm sau khi Welch quyết định thực hiện Six Sigma, GE đã tiết kiệm được 10 tỷ USD – số tiền có thể phải tốn nhiều hơn để chi trả, hoặc giải quyết các sai lầm nếu không có Six Sigma. Welche tuyên bố đã dành khoảng một nửa thời gian của mình để làm việc, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.
Với sự phân bố từng thành viên vào đúng phòng ban phù hợp với chuyên môn và huấn luyện họ, giúp họ cải thiện, nâng cao khả năng làm việc, và hiểu đúng các triết lý quản lý đúng đắng của GE, Welch đã thành công trong việc giám sát quá trình chuyển đổi GE từ một công ty tương đối mạnh sang một công ty đứng đầu ngành trên toàn thế giới.
3. Amazon
Kể từ khi Amazon ra mắt trực tuyến vào năm 1995, thương hiệu thương mại điện tử đã trải qua rất nhiều thay đổi, dưới sự dẫn dắt của một người đàn ôn tên Jeff Bezos trong vòng hai thập kỷ. Khởi nghiệp của Amazon tại trụ sở đầu tiên ở Seattle là ra mắt trang web của mình với sản phẩm là sách, và chỉ bán sách. Dần dần, Bezos và nhóm cộng sự của ông mới mở rộng các dịch vụ của Amazon ra thêm sản phẩm mới là đĩa CD và DVD.
Nhưng Amazon không bao giờ thực sự dừng lại ý định thay đổi việc bán hàng tồn kho. Bezos cho biết, ông muốn cửa hàng của mình trở thành một cửa hàng lớn nhất thế giới, vì vậy, anh đã dốc hết sức lực của mình để làm việc một cách chăm chỉ, tất cả nhằm đạt được mục tiêu đó, cho dù đó có là việc quảng bá liên tục các sản phẩm mới, tung ra Amazon Prime, giới thiệu Amazon Instant Video…
Ngày nay, Amazon đã bán được hơn 200 triệu sản phẩm cho khách hàng trên toàn thế giới. Mặc dù từ nhiều năm gần đây, những anti–fan của Amazon nhấn mạnh rằng, chính Amazon không có đủ lợi nhuận để biện minh cho bất kỳ khoản đầu tư nào. Nhưng, tất cả đều thay đổi vào cuối năm 2015, khi Amazon thành công trong việc thành lập công ty. Thị trường đã trả lời rất tử tế, và hôm nay, Amazon tự hào với giá trị của công ty mình trên thị trường hơn 440 tỷ USD.
Tuy nhiên, Bezos không phải là người để có thể giải quyết được mọi vấn đề của Amazon. Có những cuộc đàm phán của Amazon được tổ chức để điều chỉnh các vấn đề, nhưng không được giải quyết một cách triệt để. Và mọi thứ dường như chưa đủ, Bezos gần đây nói rằng, ông hy vọng Amazon có thể sản xuất tới 16 bộ phim mỗi năm. Chỉ trong năm 2017, Bezos và đội ngũ của mình đã mang về vẻ vang cho công ty khi đạt đến 3 giải Oscar.
Thật vậy, có vẻ như Amazon là một công ty có thể được mô tả nét đặc trưng của sự thay đổi liên tục. Cho đến nay, họ đã thành công, có lẽ bởi vì công ty luôn coi trọng và đặt khách hàng của mình vào vị trí đầu tiên.
Và đó là những bài học thành công về sự thay đổi của cơ cấu tổ chức, sự quản lý của các công ty lớn trên thế giới. Còn doanh nghiệp của bạn thì sao, đã đến lúc đội ngũ của mình tiến lên phía trước với sự thay đổi về tổ chức?
Cùng tham khảo với Goalify về sự hướng dẫn toàn diện mọi vấn đề bạn cần biết về OKR để có thể đưa ra được tiến trình thay đổi đúng đắn, nhằm đạt được mục tiêu và kết quả cốt lõi của doanh nghiệp mình đã đề ra cho từng giai đoạn phát triển.