3 DẤU HIỆU CHỨNG TỎ ĐỘI NGŨ CỦA BẠN ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG “NGUY KỊCH”

Phạm Thanh Huyền

Cũng giống như một chiếc đồng hồ hàng hiệu, một tổ chức muốn thành công và trở nên ‘đắt giá’ thì bộ máy của nó đòi hỏi phải được vận hành một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp nhất. Mỗi bộ phận không chỉ phải phối hợp với nhau một các trơn tru, họ còn cần phải hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc thì doanh nghiệp mới đạt được năng suất tốt nhất. Vì thế, đối với những tổ chức đang mãi dậm chân tại chỗ thì câu hỏi đầu tiên mà nhà quản trị nên đặt ra là: ‘Đâu là mắt xích yếu của bộ máy?’ và bắt đầu sửa chữa điểm yếu đó. Tuy nhiên, đừng chờ đến khi vấn đề xuất hiện mới cố gắng ngăn chặn nó lan ra toàn hệ thống.

Goalify sẽ giới thiệu cho bạn một số dấu hiệu cho thấy đội ngũ của bạn đang có vấn đề trong việc tổ chức cũng như quản lý.

1. Bận rộn một cách điên cuồng

busy OKR team

Hình ảnh: Flickr.

Khi mà lợi tức đầu tư (ROI) càng ngày càng trở thành con số quan trọng trong kinh doanh thì đối với mỗi người lãnh đạo, giữ cho chỉ số này cao chính là giữ cho tỉ suất lợi nhuận cao. Vì thế, rất nhiều nhà quản lý mong muốn những khoản đầu tư của mình mang lại hiệu quả cao nhất cho tổ chức, nhất là việc đổ tiền vào nguồn nhân lực của công ty. Phải chăng đây chính là lý do mà hầu như các ông sếp thường có niềm tin rằng nhân viên của mình càng bận rộn thì công ty của họ càng giàu hơn? Đây chính là một sai lầm nghiêm trọng của nhiều nhà lãnh đạo khi mà càng bận rộn không đồng nghĩa với việc năng suất lao động của đội ngũ càng cao.

Mọi người thường bận rộn khi công việc không được lên kế hoạch rõ ràng và chính xác. Thay vào đó, họ thường ‘đụng đâu, làm đó’. Theo Chris Matyszczyk (inc.com): “Làm một nghìn công chuyện một lúc đồng nghĩa với việc bạn chẳng làm gì cả.”. Mỗi ngày bạn vạch ra một danh sách công việc dài bất tận, và mỗi khi bắt tay vào làm thì tất cả những gì bạn làm là tìm ra đường tắt để hoàn thành công việc đó mà không thực sự kết thúc nó. Và những người khác trong đội ngũ lại phải lặp lại phần việc trên, họ lại trở nên bạn rộn giống bạn và rồi chẳng ai vui vẻ cả.

Vì vậy đừng nghĩ bận rộn là tốt cho công việc.

Tip: Những công việc khẩn cấp thường làm cho bạn bận rộn hơn, tìm hiểu về những công việc cấp bách tại đây.

Tip: Bạn đã phân biệt được Mục tiêu và Danh sách Công việc chưa?

2. Sự giao tiếp bị gián đoạn:

Việc tìm hiểu xem một tổ chức hay đội ngũ có giao tiếp hiệu quả với nhau hay không chính là cách dễ nhất để biết được họ có đang làm việc ăn ý với nhau chưa. Giao tiếp trong một nhóm tốt đồng nghĩa với:

  • Sự tin tưởng lẫn nhau được củng cố.

  • Mối quan hệ của nhân viên tốt hơn.

  • Sự minh bạch được đảm bảo.

  • Việc tạo ra một nên tảng thúc đẩy nhân viên trong công việc.

  • Nhà lãnh đạo dễ dàng nắm bắt được nhân viên của mình hơn.

Ngoài ra, việc tương tác và giao tiếp kém sẽ trở thành một rào cản khiến cho luồng công việc từ nhân viên này qua nhân viên khác bị tắc nghẽn và chồng chéo nhau, dẫn đến sự trì trệ và lãng phí nhân sự.

Tip: Bạn có biết tại sao Giao tiếp lại quan trọng hơn Quản lý không?

3. Mờ mịt trong việc định hướng

“Tôi thực sự không hiểu được ý nghĩa của công việc này!”

Thất vọng biết bao khi bạn là một nhà lãnh đạo mà phải nghe điều này từ chính nhân viên của mình, nhưng có lẽ đó cũng chính là may mắn cho bạn khi người nhân viên nói trên có can đảm để thừa nhận việc họ không rõ về hướng đi và lí do họ phải đảm nhiệm nhiệm vụ này.

Đây chính là một trong những lí do khiến cho công việc của cá nhân không thể hoàn thành đúng hạn - nhân viên không rõ về định hướng của công việc. Một tầm nhìn mờ mịt không chỉ làm cho người nhân viên làm việc kém hiệu quả mà còn tạo ra một mớ hỗn độn cho cả một tập thể và đội ngũ khi mà mục tiêu lớn nhất của họ không được xác định rõ ràng. Điều này khiến cho mỗi người tập trung vào các mục tiêu khác nhau, thực hiện những mục tiêu này một cách không đồng bộ và có thể gây ra sự chồng chéo nội bộ.

Không chỉ làm cho tiến trình công việc trở nên rối rắm, thiếu định hướng còn có thể gây tổn hại tới năng suất công việc khi nhân viên không có một sự thúc đẩy nhất định (ví dụ như các kết quả then chốt) để hoàn thành công việc.

Nếu như đội ngũ của bạn có đang có những biểu hiện trên thì hãy nhanh chóng khắc phục ngay lập tức để công ty có thể được vận hành dễ dàng và hiệu quả hơn. Thay đổi cách quản lý tổ chức hay đơn giản là thử áp dụng một phương pháp quản trị công việc mới như OKR (bạn có thể dùng thử phần mềm quản lý OKR của Goalify tại đây), KPI,… là những cách đơn giản nhưng lại mang tới hiệu quả lớn cho doanh nghiệp.

Tip: Bạn có biết về những lợi ích của OKR đối với doanh nghiệp.